Bài Học Về Đạo Đức

Bài Học Về Đạo Đức

     
Một bác sĩ vào bệnh viện vội vàng sau khi nhận được gọi cho một cuộc phẫu thuật khẩn cấp. Ông nhanh chóng thay trang phục và đi thẳng vào phòng phẫu thuật. Ông đã gặp cha của cậu bé sẽ được phẫu thuật đang đứng đợi. Khi nhìn thấy ông, cha cậu bé hét lên:
– Tại sao ông lại đi lâu vậy? Ông có biết rằng cuộc sống của con trai tôi đang gặp nguy hiểm không? Ông không có bất kỳ ý thức trách nhiệm nào à?"
Bác sĩ mỉm cười và nói:
– Tôi xin lỗi, tôi không ở trong bệnh viện & tôi đã đi nhanh nhất có thể sau khi nhận được cuộc gọi. Và bây giờ, tôi muốn anh bình tĩnh lại để tôi có thể làm công việc của tôi ..."
– Bình tĩnh thế nào được nếu là con trai của ông đang nằm trong căn phòng này , ông sẽ bình tĩnh được không ? Nếu con trai của ông sắp chết ông có bình tĩnh nổi không?" - Cha cậu bé nói một cách giận dữ.
Bác sĩ mỉm cười một lần nữa và trả lời:
– Tôi sẽ nói lại những gì Đức Phật đã dạy" Sinh lão bệnh tử đó là quy luật mà mỗi người đều phải trải qua, không ai vượt qua khỏi cái chết" Các bác sĩ không thể kéo dài cuộc sống. Hãy đi và cầu nguyện cho con trai của anh, chúng tôi sẽ cố gắng làm những gì tốt nhất có thể "
– Đưa ra lời khuyên khi ông không quan tâm luôn dễ dàng như vậy - Cha cậu bé nghĩ thầm.
Ca phẫu thuật mất khoảng vài tiếng đồng hồ.sau đó các bác sĩ bước ra khỏi phòng phẫu thuật với những nụ cười rạng rỡ.
– Cám ơn Trời Phật đã phù hộ , con trai của anh được được cứu !"
Không chờ đợi câu trả lời của người cha, ông đã chạy như bay ra thang máy và không quên nói vọng lại "Nếu anh có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi các y tá !"
– Tại sao ông ta lại ngạo mạn thế chứ? Ông ta không thể chờ đợi một vài phút để tôi hỏi về tình trạng của con trai tôi sao?" - Cha cậu bé nói hằn học khi nhìn các y bác sĩ còn lại .
Y tá trả lời, nước mắt rớt xuống khuôn mặt của cô:
- Con trai ông ấy qua đời hôm qua trong một tai nạn giao thông, ông ấy đang bận mai táng cho con trai khi chúng tôi gọi ông tới bệnh viện phẫu thuật cho con trai anh. Ông ấy đã cứu được cuộc sống của con trai anh và bây giờ ông ấy lại chạy đi để hoàn thành nốt việc chôn cất con trai mình."

Ý NGHĨA CÂU CHUYỆN:
Câu chuyện nầy có 2 ý như sau
  1. Đừng vội đánh giá 1 con người: Tính cách đạo đức con người rất khó đánh giá bởi vì ta không bao giờ biết hết được cuộc sống riêng tư của người ta như thế nào, vì thế chớ vội vàng đánh giá con người.
  2. Tận tụy – trách nhiệm với nghề nghiệp: chúng ta cần phải sống hết mình hết lòng với nghề nghiệp mình đã chọn để đền đáp xã hội đã dành cho mình. Riêng đối với chúng ta là người Phật tử cũng cần nên chuyên cần tu học, là huynh trưởng cần sống hết mình cho tổ chức.
Riêng đối với chúng ta là người Phật tử cũng cần nên chuyên cần tu học, là huynh trưởng cần sống hết mình cho tổ chức. Sống trong một xã hội thật có những điều chi phối chúng ta trong cuộc sống, cơm – áo – gạo – tiền …. Đã làm cho chúng ta phải luuo6n khổ sở để vật lộn với nó nhưng nếu chúng ta biết vun vén thời gian thu xếp công việc với một ý chí sắc bén “CHỦ NHẬT DÀNH CHO GĐPT” thì đó sẽ là một động lực một hướng đi tới mà ta quyết tâm thực hiện.
Tôi, người biên tập câu chuyện nầy khẳng định rằng trên 45 năm qua tôi luôn thực hiện châm ngôn ngày “CHỦ NHẬT DÀNH CHO GĐPT” , tôi bôn ba lưu lạc xứ người trong thời chiến hay thời bình châm ngôn nầy luôn là kim chỉ nam cho tôi mà bạn bè thân hữu rất nhiều người biết.
Hãy cố gắng thực hiện 4 châm ngôn cho đời sống nếu bạn là một Huynh trưởng – đoàn sinh GĐPT.
4 KHÔNG TRONG NGÀY CHỦ NHẬT:
  1. Chủ nhật không tụ tập bạn bè tán dóc.
  2. Chủ nhật hạn chế đi các đám cưới, giỗ vào buổi trưa (trừ trường hợp đặc biệt).
  3. Chủ nhật không uống bia rượu.
  4. Chủ nhật không làm tăng ca. (trừ trường hợp cần thiết)
Nếu trong đời sống mà chúng ta kiên trì thực hiện được thì đơn vị GĐPT sinh hoạt hàng tuần bạn là người luôn có mặt.
 
Huynh Trưởng cấp Tấn Minh Hạnh Huỳnh Văn Long
Nguyên Chánh Thư Ký Ban Hướng Dẫn Phân Ban Gia Đình Phật Tử TP Hồ Chí Minh